Game không phép thu gần 5.000 tỷ mỗi năm ở Việt Nam

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Với doanh thu gần 5.000 tỷ đồng, game không phép đang chiếm đến 30% tỷ trọng doanh thu toàn thị trường phát hành game Việt
Game không phép thu gần 5.000 tỷ mỗi năm ở Việt Nam
Ảnh minh họa

Thông tin trên được Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) đưa ra tại hội thảo "Triển khai giải pháp ngăn chặn thanh toán cho game không phép" diễn ra ngày 23-3-2023.

Thanh toán cho game cung cấp xuyên biên giới hiện nay quá dễ dàng

Ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử cho biết, vấn đề đặt ra trong quá trình thúc đẩy phát triển doanh nghiệp game hiện nay chính là tình trạng bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp game trong nước và doanh nghiệp nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam.

Trong khi các doanh nghiệp trong nước phải tuân thủ nhiều quy định của Pháp Luật thì các doanh nghiệp cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam bất chấp tất cả, thu hút nhiều người dùng. Điều này khiến các doanh nghiệp game trong nước ngày càng “teo tóp”.

Theo thống kê, doanh thu của game không phép ước tính khoảng gần 5.000 tỷ đồng mỗi năm. Ước tính doanh thu của game không phép chiếm đến 30% tỷ trọng doanh thu toàn thị trường phát hành game Việt.

xMột trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do các kênh thanh toán hỗ trợ cho game không phép qua các trung gian thanh toán (ví điện tử) hoặc chuyển khoản ngân hàng (Internet banking).

"Trong khi đó, việc thanh toán cho game cung cấp xuyên biên giới hiện nay quá dễ dàng bằng nhiều hình thức, các trung gian thanh toán không chủ động kiểm tra, thậm chí không kiểm tra được vì một số lý do nên dẫn tới việc nạp tiền cho game không phép, cờ bạc, vi phạm Pháp Luật... Mặt khác, người dùng vẫn thiếu ý thức cảnh giác trong quá trình lựa chọn và sử dụng dịch vụ, ứng dụng game không phép" - ông Lê Quang Tự Do nói.

Ngoài thanh toán gián tiếp, người dùng có thể thanh toán trực tiếp qua In app – purchase (IAP). Ví dụ như với Google có ví điện tử: MoMo, ZaloPay, VTC Pay; Thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ: MasterCard, Visa, Visa Electron hoặc tài khoản viễn thông của các nhà mạng. Với Apple có ví điện tử: Momo, ShopeePay; thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ: MasterCard, Visa…

Ngăn chặn các đơn vị trung gian thanh toán cho game

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm nêu quan điểm của Bộ TT&TT đối với việc xử lý game không phép là rất nhất quán, quyết liệt, vướng đâu xử lý đấy, tìm giải pháp để xử lý.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm, giá trị giá trị gia tăng của phía Việt Nam trong ngành game là không cao. Gần 90% game ở thị trường là nhập khẩu hoặc có xin phép, còn nếu tính cả game lậu không phép trên mạng thì tỷ lệ này có thể còn lớn hơn nữa.

Ngoài ra một số nước ở gần Việt Nam khi thay đổi chính sách, có các biện pháp siết chặt ngành game trong nước thì các game đó lại tràn vào Việt Nam. Các doanh nghiệp game trong nước đã khó khăn, nhiều chi phí trong khi vòng đời game ngắn lại bị cạnh tranh không lành mạnh...

Để ngăn chặn, khắc phục tình trạng này, Bộ TT&TT đề nghị các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán nghiêm túc tuân thủ đầy đủ các quy định về thanh toán và Pháp Luật chuyên ngành có liên quan khi kết nối và thanh toán cho dịch vụ game.

Từ thực tế này, Bộ TT&TT cho biết sẽ thực hiện các giải pháp ngăn chặn, không kết nối và thanh toán cho các game không phép qua hệ thống thanh toán của đơn vị mình hoặc khi nhận được yêu cầu từ cơ quan quản lý nhà nước.

"Trường hợp thanh toán qua IAP phải yêu cầu Apple, Google cung cấp đầy đủ các thông tin về giao dịch để thực hiện các biện pháp ngắt kết nối hoặc chặn thanh toán cho game không phép"- Thứ trưởng Bộ TT&TT bày tỏ.

Bộ TT&TT cho biết sẽ chỉ đạo Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử gửi định kỳ hằng tháng danh sách các game đã được cấp phép, danh sách game không phép để các trung gian thanh toán đối chiếu, không thanh toán hoặc kết nối thanh toán tới các game không phép.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật