Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Y tế đẩy mạnh giáo dục học sinh về tác hại thu‌ốc l‌á

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sáng 8/2, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh tham dự cuộc họp Hội đồng quản lý liên ngành Quỹ Phòng chống tác hại của thu‌ốc l‌á tại Bộ Y tế.
Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Y tế đẩy mạnh giáo dục học sinh về tác hại thu‌ốc l‌á
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh tham dự và phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng quản lý liên ngành Quỹ Phòng chống tác hại của thu‌ốc l‌á sáng 8/2.

Những con số đáng suy ngẫm

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chủ trì cuộc họp. Cùng dự còn có Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm; Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng; đại diện một số cục/vụ/đơn vị thuộc Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các thành viên của Hội đồng quản lý liên ngành Quỹ Phòng chống tác hại của thu‌ốc l‌á (sau đây gọi tắt là Quỹ).

Cuộc họp của Hội đồng quản lý liên ngành Quỹ Phòng chống tác hại của thu‌ốc l‌á diễn ra tại trụ sở Bộ Y tế sáng 8/2.

Phát biểu tại đây, bà Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ, thành viên ban tư vấn Quỹ nhấn mạnh, sau khi điều tra tình hình sử dụng thu‌ốc l‌á tại 34 tỉnh/thành trên toàn quốc năm 2020, tỷ lệ sử dụng thu‌ốc l‌á ở người trưởng thành trên 15 tuổi giai đoạn 2015-2020 đã có sự phân hóa. Theo đó, tỷ lệ chung giảm từ 22,5% của năm 2015 thì đến năm 2020, tỷ lệ này còn 21,7%; nam giới hút thuốc giảm từ 45,3% xuống còn 42,3%.

Cũng theo báo cáo của Quỹ, tỷ lệ hút thu‌ốc l‌á thụ động tại các địa điểm công cộng cũng có xu hướng giảm. Cụ thể, tại nơi làm việc giảm từ 42,6% còn 30,9%; tại nhà giảm từ 59,9% xuống còn 56%; tại nhà hàng giảm từ 80,7% còn 78,1%; quán bar/cafe/trà giảm từ 89,1% xuống còn 86,2%. Tỷ lệ người dân được tư vấn cai nghiện thu‌ốc l‌á khi đến các cơ sở y tế trong 5 năm từ 2015 - 2020 có xu hướng gia tăng, từ 40,5% lên 72,2%...

Bà Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ, thành viên ban tư vấn Quỹ Phòng chống tác hại của thu‌ốc l‌á.

Một trong những khó khăn khi triển khai được bà Phan Thị Hải đề cập nằm ở chỗ, thuế thu‌ốc l‌á của Việt Nam còn thấp khi chỉ là 75% giá trị xuất xưởng; nếu tính trên giá bán lẻ, mức thuế này chỉ chiếm khoảng 38,8%. Việc cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên bao bì đã áp dụng 10 năm mà chưa được thay đổi. Khả năng tiếp cận với thu‌ốc l‌á hiện nay rất dễ dàng, hàng quán nào cũng có thể bán thu‌ốc l‌á.

"Đặc biệt, việc xuất hiện các sản phẩm thu‌ốc l‌á mới như thu‌ốc l‌á điện tử, thu‌ốc l‌á nung nóng, shisha; tỷ lệ sử dụng thu‌ốc l‌á đang gia tăng trong nhóm người trẻ. Tỷ lệ hút thu‌ốc l‌á điện tử ở học sinh từ 13 - 15 tuổi là 3,5% trong số những người được hỏi. Tương tự, với nhóm người trên 15 tuổi sử dụng thu‌ốc l‌á điện tử đã là 3,6%, tăng 18 lần so với năm 2015" - bà Phan Thị Hải thông tin.

Tuyên truyền để học sinh tránh xa thu‌ốc l‌á

Quang cảnh buổi làm việc của Hội đồng quản lý liên ngành Quỹ phòng chống tác hại của thu‌ốc l‌á.

Chia sẻ ý kiến tại cuộc họp với vai trò Ủy viên Hội đồng quản lý liên ngành của Quỹ, TS Ngô Thị Minh - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT khẳng định, lãnh đạo Bộ cũng rất quan tâm tới nội dung này. Trong năm học 2021-2022, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo sâu sắc vấn đề phòng chống tác hại của thu‌ốc l‌á tới các địa phương, đơn vị, nhà trường thông qua nhiều hình thức. Trong đó có hệ thống các văn bản, hoạt động, tuyên truyền như hưởng ứng Ngày thế giới không thu‌ốc l‌á 31/5.

Một trong những điểm đáng lo ngại chính là tình trạng nhóm đối tượng học sinh, thanh thiếu niên, sinh viên sử dụng thu‌ốc l‌á, trong đó có thu‌ốc l‌á điện tử đang có xu hướng gia tăng. Bộ GD&ĐT đã và đang phối hợp chặt chẽ với Trung ương Đoàn thanh niên và các nhà trường để kiểm tra, tuyên truyền tới các em nhằm xây dựng môi trường học đường lành mạnh, không khói thu‌ốc l‌á.

Các số liệu được ban giám đốc Quỹ đưa ra tại cuộc họp.

Trong năm 2021 và 2022, Bộ GD&ĐT đã tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề, tập huấn và đưa ra hướng dẫn về công tác truyền thông trong các nhà trường về phòng chống tác hại thu‌ốc l‌á. Mục tiêu nhằm giúp các em học sinh, sinh viên nhận diện được những tác hại, hậu quả của việc sử dụng thu‌ốc l‌á, kể cả thu‌ốc l‌á điện tử.

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng tập huấn và biên soạn thí điểm các tài liệu hướng dẫn truyền thông về phòng ngừa thu‌ốc l‌á mới cho học sinh phổ thông. Trong đó có Quyết định 1751 vừa ban hành để tập trung cho đội ngũ cán bộ, giáo viên ở 5 tỉnh Lào Cai, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội và Cần Thơ. Qua quá trình tập huấn, truyền thông thời gian qua ở những tỉnh/thành trên đã thu được một số kết quả nhất định.

Các đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm sau khi cuộc họp kết thúc.

Cũng theo Thứ trưởng Ngô Thị Minh, trong năm 2023 và thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục quan tâm, chỉ đạo hơn nữa các địa phương, đơn vị thực hiện nghiêm túc Luật Phòng chống tác hại của thu‌ốc l‌á. Các cơ sở giáo dục phải thường xuyên khai thác, sử dụng những tài liệu hướng dẫn của Bộ để truyền thông tới học sinh, sinh viên về tránh xa các sản phẩm thu‌ốc l‌á. Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với Bộ Y tế để cho ra những tài liệu tuyên truyền để thực hiện lồng ghép trong các hoạt động giáo dục cho học sinh về tác hại thu‌ốc l‌á.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của các thành viên Hội đồng quản lý liên ngành Quỹ trong thời gian qua. Theo đó, mục tiêu trong giai đoạn 2023-2024 phải tiếp tục nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của việc sử dụng thu‌ốc l‌á, các quy định của Luật Phòng chống tác hại thu‌ốc l‌á; nâng cao năng lực về phòng chống tác hại thu‌ốc l‌á để tổ chức thực hiện môi trường không khói thuốc, chuyển đổi ngành nghề cho người trồng cây thu‌ốc l‌á; tăng cường giám sát việc thực hiện Luật Phòng chống tác hại thu‌ốc l‌á...

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật