Nhiều thành tựu trong kỹ thuật nhân văn tại bệnh viện Trung ương Huế

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bệnh viện Trung ương Huế đã đạt nhiều thành tích trong việc thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Nhiều thành tựu trong kỹ thuật nhân văn tại bệnh viện Trung ương Huế
bệnh viện Trung ương Huế đã đạt nhiều thành tích trong việc thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Là 1 trong 7 bệnh viện trên cả nước được cấp phép thụ tinh trong ống nghiệm bằng phương pháp mang thai hộ, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, bệnh viện Trung ương Huế đón nhiều em bé chào đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.

Trao đổi với phóng viên về việc thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, lãnh đạo bệnh viện Trung ương Huế tự hào cho biết, hiện bệnh viện đã tiến hành xong 20 hồ sơ thụ tinh trong ống nghiệm bằng phương pháp mang thai hộ và đã thực hiện được 18 ca, trong đó có 13 ca thực hiện thành công, đón 16 em bé chào đời.

Kể lại những ca bệnh mà bệnh viện đã thực hiện thành công, đại diện bệnh viện đã dẫn chứng nhiều trường hợp điển hình. Trường hợp đầu tiên được Hội đồng chuyên môn, khoa học duyệt về mặt chuyên môn, pháp lý tại bệnh viện Trung ương Huế xét duyệt cho mang thai hộ là một phụ nữ 35 tuổi ở thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế do tử cung đã bị cắt, không thể tự mang thai.

Người nhà của người phụ nữ này đã tình nguyện mang thai hộ và sinh bé gái nặng 3,5kg vào ngày 28/7/2016 bằng phương pháp sinh mổ.

Trường hợp của chị N. (Đà Nẵng) là ví dụ tiếp theo cho thấy sự nỗ lực của cả bệnh nhân và y, bác sĩ tại đây. Mắc bệnh hiểm nghèo là ung thư nội mạc tử cung, tưởng chừng chị N. đã mất cơ hội được làm mẹ khi được chỉ định cắt toàn bộ tử cung. Trước khi phẫu thuật tử cung để trị liệu hó‌a chấ‌t, chị được bác sĩ tư vấn lấy trứng và trữ phôi.

Sau khi điều trị ung thư ổn định, khao khát có con vẫn luôn là nỗi đau đáu với người phụ nữ trẻ. Khi đó, em gái chị rất thấu hiểu nỗi lòng của chị, sẵn sàng mang thai hộ chị.

Được sự chấp thuận của chồng và gia đình chồng, người em gái này đã cùng chị N. đến bệnh viện Trung ương Huế làm các thủ tục mang thai hộ. Hành trình 9 tháng 10 ngày đầy hồi hộp, cuối cùng chị T. cũng đón chào được 2 bé trai kháu khỉnh chào đời.

Hay trường hợp vợ chồng quân nhân N.T.T. ở Khánh Hòa cũng tìm kiếm được niềm vui làm mẹ nhờ kỹ thuật mang thai hộ. Vợ chồng chị T. kết hôn từ trẻ nhưng lần mang thai đầu tiên không may người vợ bị tai biến sản khoa, vỡ tử cung trong thai kỳ. Kết quả, con mất, mẹ phải cắt tử cung, chị không còn khả năng mang thai tiếp.

Người chị gái của chồng gần 40 tuổi, đã sinh đủ con, vì thương vợ chồng em trai có thể phải sống cô quạnh cả đời đã lặn lội bế theo con út của mình từ miền bắc vào Khánh Hòa, vừa nuôi con, vừa mang thai hộ giúp vợ chồng em trai.

Nói rõ thêm về việc thực hiện kỹ thuật nhân văn này tại cơ sở, bác sĩ chuyên khoa II Lê Việt Hùng, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, bệnh viện Trung ương Huế cho hay, hiện nay có rất nhiều phụ nữ có nhu cầu nhờ người mang thai hộ. Tuy nhiên, Việt Nam quy định chặt chẽ, chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, nghiêm cấm vì thương mại.

"Người mang thai hộ phải có quan hệ huyết thống như chị em gái ruột của vợ hoặc chồng, đáp ứng đủ yêu cầu của quy định Pháp Luật và việc tìm kiếm người có thể mang thai hộ rất khó", bác sĩ Hùng chia sẻ.

Về mặt quy định, có 2 yêu cầu đặt ra với phụ nữ có thể nhờ người mang thai một. Một là, người nhờ mang thai hộ phải là người không có tử cung (có thể vì dị tật bẩm sinh, hoặc do bị cắt tử cung do tai biến, các bệnh lý u xơ tử cung nặng không mang thai được).

Hai là, người phụ nữ có tử cung bình thường nhưng mắc bệnh lý nặng (như huyết áp cao nặng, suy thận, suy tim... bệnh nặng lên khi mang thai).

Theo bác sĩ Hùng, đến nay đã có 6 em bé chào đời tại bệnh viện Trung ương Huế nhờ mang thai hộ, trong đó có 3 cặp sinh đôi kháu khỉnh. Vì quy định chặt chẽ nên tuy nhu cầu mang thai hộ nhiều, nhưng nhiều trường hợp đến bệnh viện đều không đủ các yếu tố quy định nên không được xét duyệt.

Theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ trẻ em, Bộ Y tế, Việt Nam cấp phép thụ tinh trong ống nghiệm bằng phương pháp mang thai hộ cho 7 cơ sở gồm 4 bệnh viện công lập (bệnh viện Phụ sản Trung ương, Trung ương Huế, Hùng Vương và Từ Dũ) và 3 bệnh viện tư nhân.

Được biết, từ ngày 15/3/2015, Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28/1/2015 của Chính phủ cho phép mang thai hộ có hiệu lực là cứu cánh cho các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn có cơ hội được làm cha, làm mẹ. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện kĩ thuật mang thai hộ, một số bệnh viện cho biết đang gặp nhiều khó khăn, bất cập.

Sở dĩ đưa ra quy định này theo lý giải của Bộ Y tế, thể hiện tính nhân đạo, là giải pháp tốt cho các trường hợp vô sinh không thể chữa trị bởi tỉ lệ vô sinh ở nước ta khá cao, chiếm khoảng 7,7% các cặp vợ chồng ở độ tuổi sinh đẻ.

Các điều khoản quy định tại Nghị định này và Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi năm 2014 nghiêm cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Các cặp vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau: Có xác nhận của đơn vị y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi làm thụ tinh trong ống nghiệm do bị bệnh lí như bệnh tim, thận, gan, phổi… hay người vợ không có tử cung; vợ chồng đang không có con chung; đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Người được nhờ mang thai hộ cũng phải có đủ các điều kiện như: Là người thân thích cùng hàng của bên vợ (hoặc bên chồng) nhờ mang thai hộ; đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần duy nhất;

Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của đơn vị y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ; nếu người phụ nữ mang thai hộ đã có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của chồng; đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Vợ chồng nhờ mang thai hộ, người mang thai hộ, trẻ sinh ra nhờ mang thai hộ được bảo đảm an toàn về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và được Pháp Luật tôn trọng, bảo vệ.

Các cặp vợ chồng gửi hồ sơ đề nghị thực hiện kĩ thuật mang thai hộ mục đích nhân đạo tại cơ sở y tế được phép thực hiện kĩ thuật này. Các cơ sở này sẽ xem xét, kiểm tra tính pháp lí của hồ sơ.

Khi quy định mới ban hành các cơ sở đại diện một số cơ sở khi thực hiện quy trình mang thai hộ, bệnh viện gặp một số khó khăn như: Việc xác định người thân, họ hàng mang thai hộ thì cơ quan nào có thẩm quyền xác nhận;

Theo đó, trong Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định có đầy đủ giấy tờ về tư pháp, nhưng không hướng dẫn cụ thể những giấy tờ về tư pháp gồm những giấy tờ gì.

Chẳng hạn, nhiều trường hợp thụ tinh ống nghiệm sinh đủ 2 con rồi nhưng vẫn còn thừa phôi, họ vẫn muốn chuyển phôi đẻ thêm nữa, thế có vi phạm về kế hoạch hóa gia đình?

Trường hợp trẻ sinh ra không được giao con hoặc mắc các bệnh hiểm nghèo mà cả hai bên người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ không muốn nhận con;

Hay các biến chứng trong quá trình mang thai hộ được giải quyết thế nào; người mang thai hộ có được hưởng các chế độ thai sản hay không; rồi trường hợp liên quan đến việc khai sinh cho đứa trẻ…Đầu năm 2016, Việt Nam đón em bé đầu tiên chào đời bằng phương pháp mang thai hộ tại bệnh viện Phụ sản Trung ương

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật