Tiết lộ chấn động: Mỹ bí mật cắt giảm tính năng của pháo HIMARS trước khi giao cho Ukraine

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Những tổ hợp HIMARS được Mỹ cung cấp cho Ukraine đã bị âm thầm cắt giảm tính năng nhằm tránh rủi ro về chính trị.
Tiết lộ chấn động: Mỹ bí mật cắt giảm tính năng của pháo HIMARS trước khi giao cho Ukraine
Mặc dù đã gây ra cho Quân đội Nga vô số rắc rối trên chiến trường, tuy nhiên thật bất ngờ khi được biết các tổ hợp pháo phản lực dẫn đường M142 HIMARS mà lực lượng vũ trang Ukraine sử dụn

Các chuyên gia Mỹ đã bí mật thay đổi thông số của hệ thống pháo phản lực phóng loạt HIMARS được gửi tới Ukraine để binh sĩ nước này không thể sử dụng vũ khí trên để phóng tên lửa tầm xa, tờ Wall Street Journal dẫn nguồn tin riêng cho biết.

Chính quyền Mỹ coi hành động này là cần thiết để ngăn chặn sự leo thang có thể dẫn đến đối đầu trực tiếp với Nga. Toàn bộ 20 hệ thống HIMARS chuyển giao cho Quân đội Ukraine đều bị tước khả năng phóng tên lửa tầm xa MGM-140 ATACMS với tầm bắn 300 km.

Như vậy, Washington đã tự bảo vệ mình trong trường hợp Ukraine có được tên lửa tầm xa "từ các nguồn khác", ví dụ như một quốc gia nào đó âm thầm chuyển giao theo đề nghị từ chính quyền Kyiv, tài liệu viết.

Trước đó, người đứng đầu Lầu Năm Góc - Bộ trưởng Lloyd Austin đã nói rằng nước Mỹ sẽ không để bị lôi kéo vào các hoạt động thù địch ở Ukraine, nhưng sẽ tiếp tục hỗ trợ chính quyền Kyiv một cách tốt nhất.

Như vậy trong tương lai, nếu Mỹ có ý định cung cấp tên lửa ATACMS cho Ukraine thì trước tiên họ sẽ phải đưa đội ngũ kỹ thuật tới thực địa nhằm chỉnh sửa lại các tổ hợp HIMARS, trả lại cho chúng khả năng ghi phần tử bắn cho MGM-140.

Một nguồn tin giấu tên từ trong Bộ Quốc phòng Mỹ còn tiết lộ, Washington sẽ xem xét cung cấp ngay tên lửa ATACMS cho Ukraine nếu Nga sử dụng tên lửa đạn đạo của Iran.

Được phát triển bởi "gã khổng lồ" quốc phòng Lockheed Martin , tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS trang bị đầu đạn WDU18, nặng 250 kg có khả năng tấn công mục tiêu vượt xa tầm bắn của đạn pháo hay rocket dẫn đường thông thường.

Tên lửa ATACMS sử dụng nhiên liệu rắn, đã đạt được thành công đáng kể cách đây hơn ba thập kỷ trong Chiến dịch Bão táp sa mạc năm 1991, và một lần nữa trong Chiến dịch Tự do Iraq.

Các tên lửa dẫn đường quán tính có thể hoạt động 24/7, trong mọi thời tiết, được sử dụng để chống lại nhiều mục tiêu khác nhau bao gồm trận địa phòng không, đơn vị tên lửa đất đối đất, khu hậu cần, trạm chỉ huy và điều khiển... của đối phương.

ATACMS Block 1 đã được xuất khẩu cho một số đồng minh của Mỹ bao gồm Bahrain, Hy Lạp, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, UAE... Mặc dù khả năng đã được kiểm chứng, Mỹ vẫn liên tục nghiên cứu nhằm cho ra đời các biến thể nâng cấp mạnh hơn, hiện tại đã lên tới Block 4.

Tên lửa ATACMS có thể được bắn từ các bệ phóng di động M142 HIMARS, hay M270 MLRS mà Mỹ đã cung cấp cho Ukraine. Rõ ràng với lời cảnh báo từ Washington, Moskva sẽ phải cân nhắc thật kỹ lưỡng.

Theo giới chức quân sự Mỹ, họ chưa cần cung cấp tên lửa ATACMS cho Ukraine, bởi hiện nay đạn GMLRS với tầm bắn 70 km đã đủ để lực lượng vũ trang nước này chiếm ưu thế trên chiến trường.

Ngoài tên lửa GMLRS phiên bản cơ sở, có thông tin cho biết Mỹ đã cung cấp cho Ukraine cả biến thể tăng tầm GMLRS-ER, giúp binh sĩ Kyiv có thể tấn công mục tiêu cách xa hơn 100 km.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật