Bất ngờ nhiễm loại giun chưa từng nghe tên, dù ăn uống rất sạch sẽ

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Không làm ruộng, không nuôi chó mèo, không ăn đồ sống, bát đũa đều tráng nước sôi nhưng người phụ nữ không thể ngờ mắc loại giun lần đầu nghe tên.
Bất ngờ nhiễm loại giun chưa từng nghe tên, dù ăn uống rất sạch sẽ
Ảnh minh họa

Chia sẻ với phóng viên, PGS Đỗ Trường Sơn,Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, bệnh viện E cho biết, khoa đang điều trị cho 3 bệnh nhân nữ mắc giun đũa chó mèo và giun lươn. Trong đó trường hợp mắc giun lươn rất đặc biệt.  

bệnh nhân là B.Y.T (50 tuổi, Mộc Châu, Sơn La). Chị đến viện khám do thường xuyên đau ở vùng hạ sườn phải, bị tăng huyết áp đã điều trị nhiều năm. Thấy có những biểu hiện giống mẹ (từng mắc ung thư gan đã mất) chị T sợ mình cũng bị nên đi khám.

Nhưng thật không ngờ, tại bệnh viện sau khi chụp cộng hưởng từ vùng bụng, kết hợp với một số xét nghiệm cho thấy chị bị nhiễm giun lươn - loại giun lần đầu chị nghe tên.

Nữ bệnh nhân cho biết rất bất ngờ vì bản thân chị không bao giờ nghĩ mình có thể nhiễm ký sinh trùng. Bởi hàng ngày chị ăn uống, vệ sinh rất sạch sẽ. 

“Tôi chỉ bán hàng chứ không làm ruộng, cũng không trồng rau nên không tiếp xúc với đất cát. Gia đình cũng không nuôi chó mèo và tôi không bao giờ ăn đồ sống. Đến bát đũa ăn cơm tôi luôn tráng nước sôi, hấp khử khuẩn trước khi ăn. Vì thế khi bị nhiễm giun lươn tôi rất bất ngờ”, chị T. cho hay.

Mặc dù, chị T. đã rất sạch sẽ tuy nhiên sau khi khai thác kỹ, người phụ nữ này phát hiện một việc làm hàng ngày khiến giun xâm nhập vào c‌ơ th‌ể. Đó là việc nhặt rau mỗi ngày nhưng chị không đeo găng tay. 

Các bác sĩ giải thích, ký sinh trùng đã xâm nhập qua c‌ơ th‌ể từ những vết xước măng rô ở ngón tay. Chị T. cũng cho biết, trước đó một thời gian chị rất ngứa ở ngón tay cái và  gần cổ tay, sau đó lại hết ngứa nên chị không để ý, không đi khám.

Ths. BS Vũ Mạnh Cường – Phụ trách khoa bệnh Nhiệt đới, bệnh viện E Trung ương cho biết, giun lươn thường lây qua da, vào mạch máu (tĩnh mạch) và cũng có thể lây qua đường ăn uống. Đó là lý do nhiều người dù ăn uống rất sạch sẽ nhưng vẫn nhiễm bệnh, đường lây nhiễm có thể do tiếp xúc với đất, nhặt rau có ấu trùng….

Khi giun lươn vào c‌ơ th‌ể, chúng có thể sẽ vào đường tiêu hóa, phát triển ở ruột non rồi qua chất thải ra môi trường hoặc cũng có thể đi theo các mạch rồi ký sinh ở nhiều bộ phận trong c‌ơ th‌ể như gan, não. 

“Nếu giun lươn ký sinh vào gan dễ gây áp xe gan, lên não có thể gây áp xe não, tổn thương não. Nếu không phát hiện kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng”, bác sĩ Cường chia sẻ.

Các bác sĩ cũng nhấn mạnh, người bị nhiễm ký sinh trùng đa số đều có đặc điểm chung đó là mệt mỏi, chán ăn, thiếu máu, gầy sút cân. Một số trường hợp còn bị ấu trùng ký sinh dưới da gây tổn thương tại chỗ (với giun lươn).

Đặc biệt, khi đi vào các cơ quan khác, chúng có thể gây nên ổ áp xe, rất dễ nhầm lẫn với bệnh khác như u não, ung thư gan. Vì thế ngoài xét nghiệm (thường có bạch cầu ái toan cao), cần phải sinh thiết tại các tổn thương ở gan, não để có chẩn đoán chính xác nhất.

“Với những trường hợp nhiễm ký sinh trùng, tùy từng loại sẽ có thời gian điều trị khác nhau, có thể kéo dài từ 2-4 tuần theo đúng phác đồ của bác sĩ. Với trường hợp có ổ áp xe ở một số bộ phần thì cần tiến hành chọc hút. Đặc biệt, khi đã nhiễm ký sinh trùng, dù điều trị khỏi nhưng vẫn hoàn toàn có khả năng mắc lại, vì thế việc phòng bệnh là rất quan trọng.

Bác sĩ Cường khuyến cáo, để phòng bệnh việc đầu tiên phải làm là ăn chín, uống sôi. Ngoài ra cần uống thuốc tẩy giun định kỳ, khi lao động cần phải có đồ bảo hộ vì có ký sinh trùng lây nhiễm qua da. Khi thấy các biểu hiện như xanh xao, sút cân, mệt mỏi cần đi khám để loại trừ khả năng mắc ký sinh trùng. 

New Volume Lash by Bonna Beauty: Sydney Best EyeLash Extension near Bankstown Revesby Campsie.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật