Ngẫm về... “cọng tóc” trong bài hát mới của Tóc Tiên

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bên cạnh những lời khen dành cho “âm nhạc cháy và cuốn hút“ hay “MV đẹp và phong cách Tóc Tiên nhìn bắt mắt“..., không ít ý kiến bày tỏ cảm xúc “khó nghe“ khi “cọng tóc“ lại được đưa vào tên và lời bài hát mới của cặp đôi nổi tiếng Tóc Tiên - Touliver: 1 cọng tóc mai.
Ngẫm về... “cọng tóc” trong bài hát mới của Tóc Tiên
1 cọng tóc mai của cặp đôi Tóc Tiên - Touliver ra mắt vào 30.6

1 cọng tóc mai (sáng tác: Mew Amazing, sản xuất âm nhạc: Touliver) kể câu chuyện những cô gái bị phụ tình, nhưng cô gái không lụy tình hay đau khổ mà thoát ra khỏi cuộc tình và hát về nó một cách... lạc quan thậm chí bất cần kiểu "tình yêu đi em không hề hối tiếc": "Từ khi anh bỏ đi xa mãi / Làm cho em thành đứa thất bại / Buồn trong em chỉ dài bằng một cọng tóc mai".

Chính "cọng tóc" là nguyên nhân tạo nên sự "khó hiểu", "hoang mang" và dấy lên ít nhiều bức xúc với khán thính giả lẫn người sáng tác hay hoạt động văn hóa nghệ thuật: vì "sao lại đưa vào âm nhạc chữ khá thô và khó nghe như thế", dù nỗi buồn ở bài hát này khi so sánh với "cọng tóc mai" có thể được hiểu là ngắn ngủi, là mỏng manh, là thoáng rất qua nhanh.

Khó nghe, có lẽ vì lâu nay trong thơ ca nhạc họa, nếu người sáng tác đề cập đến tóc thì các chữ được dùng là sợi tóc, vùng tóc, làn tóc, suối tóc hay tóc hát, rồi tóc em đuôi gà... chứ hiếm khi nghe hát "cọng tóc". Khó nghe, là bởi chữ "cọng tóc" thường dùng trong văn nói; hoặc trong trường hợp không mấy tích cực hay hài hước, ví dụ: "nhổ giùm mấy cọng tóc bạc, cọng tóc sâu", "có cọng tóc trong tô canh kìa", "loe hoe vài cọng tóc"... Và khó nghe, khi đó lại đặt trong tên bài hát, mà âm nhạc là loại hình nghệ thuật không thể... thô thiển được, trừ khi tác giả cố tình gây chú ý.

Câu chuyện trong 1 cọng tóc mai kể về những màn “trả đũa” của các cô gái mang tâm thế “từ khi anh bỏ đi xa mãi, làm cho em thành đứa thất bại

Có rất nhiều nhạc phẩm trong đó nhắc đến mái tóc, sợi tóc... vấn vương lòng người nghe nhiều thế hệ với những câu hát: "Có sợi tóc nào bay trong trí nhớ nhỏ nhoi..." (Trịnh Công Sơn), "Nỗi muộn phiền trên vùng tóc rối..." (Từ Công Phụng), "Một bờ mi cong vùng tóc nhớ, để sống thêm thêm lần trẻ thơ..." (Vũ Thành An), "Tóc mai sợi vắn sợi dài..." (Phạm Duy)... Và vẻ đẹp (dù thường buồn) trong những bài hát về hoặc có ý/ tứ về tóc xưa nay trong âm nhạc dường như đã "định hình" trong tâm cảm của người nghe: đó là nét thơ, mộng, lãng mạn, bay bổng, luyến nhớ, ưu tư...

Vậy nên, khi cọng tóc "bay" vào bài hát của Tóc Tiên và vang lên không ít nơi khiến nhiều người cũng "hết hồn" vì cách dùng từ, được cho là "thô thiển thật", "kỳ cục quá" của tác giả. Như đã nói, có thể đó là ngụ ý khi so sánh cuộc tình không xứng đáng của cô gái trong ca khúc này, dù vậy, hơn ai hết, khi hoạt động trong môi trường văn hóa nghệ thuật, người sáng tác hẳn nên góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nếu không làm đẹp thêm hơn. Nói như một nhạc sĩ sau khi nghe 1 cọng tóc mai: "Khi đích đến của ca khúc vẫn là vào top trending, nhiều người viết vẫn sẽ thích và muốn tạo câu hát thành trend, dễ được trích đăng trên mạng xã hội, dễ được lan tỏa hơn là điều dễ hiểu. Và bài hát, vì thế, cũng theo trend, tuổi thọ ngày càng ngắn đi".

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật