Băn khoăn trước đề xuất mức học phí mới

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
UBND TP.HCM đã có dự thảo Nghị quyết quy định mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2022-2023 tại TP.HCM. Một số ý kiến bạn đọc băn khoăn về mức học phí mới vừa được đề xuất.
Băn khoăn trước đề xuất mức học phí mới
TP cần có thêm phương án cho việc tăng học phí. Trong ảnh: Học sinh Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, quận Tân Bình, TP.HCM. Ảnh: NGUYỆT NHI

Trong tuần qua, những dòng thông tin về việc TP.HCM đưa ra đề xuất mức học phí mới đã nhận được nhiều sự quan tâm của bạn đọc.

Mới đây, UBND TP.HCM đã có dự thảo Nghị quyết quy định mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2022-2023 tại TP.HCM.

Theo dự thảo, ngoài bậc tiểu học không thu học phí, các bậc học còn lại từ mầm non đến THPT đều dự kiến áp dụng mức thu mới tăng so với mức thu hiện nay, từ 70.000 đồng đến 240.000 đồng/tháng, tùy cấp học và nhóm địa bàn; trong đó có nhóm tăng cao gấp năm lần mức hiện tại.

Cần hỗ trợ HS có hoàn cảnh khó khăn

Trước thông tin này, một số bạn đọc cho rằng nếu TP áp dụng mức học phí theo đề xuất vẫn có thể chấp nhận được có thể giảm bớt các khoản thu khác như lâu nay. Bên cạnh đó, nhiều bạn đọc cũng băn khoăn nếu tăng học phí thì những gia đình khó khăn sẽ bị áp lực tài chính.

“Đã quá lâu TP không tăng học phí thì nay tăng cũng đúng thôi. Tuy nhiên, với các gia đình có mức thu nhập trung bình thì việc tăng học phí ảnh hưởng khá nhiều. Mong rằng TP có thêm những giải pháp để hỗ trợ học sinh ở những gia đình khó khăn mà không phải thuộc diện miễn học phí” - bạn đọc Bích Hằng.

“Tôi đồng ý việc tăng mức học phí theo đề xuất nếu đúng những quy định đã đề ra. Tuy nhiên, bên cạnh việc tăng mức học phí thì ngành giáo dục thành phố nên xem lại các khoản tiền phụ thu ở một số trường hiện nay. Ví dụ, con tôi đang học tiểu học tuy không phải đóng học phí nhưng hàng tháng phải đóng thêm khoản phục vụ bán trú, tiền máy lạnh, tiền quỹ khuyến học, kỹ năng sống, tiếng anh tăng cường…”- bạn đọc Văn Minh bình luận.

“Nhiều gia đình nghèo đang gặp rất nhiều khó khăn nếu học phí tăng tôi sợ nhiều em phải bỏ học nửa chừng. Nếu tăng thì phải tăng theo lộ trình đừng đột ngột quá dân chịu không nổi”- bạn đọc Thanh Hoàng góp ý.

Không nên tăng mạnh như đề xuất

Ở góc nhìn chuyên gia giáo dục, ông Nguyễn Văn Ngai, nguyên Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết dự thảo mức học phí mới đang được sở lấy ý kiến căn cứ vào Nghị định 81/2021 của Chính phủ.

Việc tăng học phí là phù hợp vì góp phần trong việc hỗ trợ công tác giảng dạy, đầu tư cơ sở vật chất cũng như nâng cao đời sống của giáo viên. Tuy nhiên, cả nước nói chung, TP.HCM nói riêng vừa trải qua dịch bệnh, nền kinh tế chưa phục hồi, cuộc sống của người dân chưa ổn định. Do đó, tăng học phí là cần thiết nhưng không nên tăng mạnh như đề xuất.

“Học phí không phải là số tiền lớn, tuy nhiên bên cạnh khoản thu này còn nhiều chi phí khác sẽ trở thành gánh nặng cho nhiều gia đình khó khăn. Thế nên, TP có thể lùi việc áp dụng Nghị định 81 một thời gian nữa; đưa ra mức học phí tăng vừa phải, không nên tăng vọt như hiện nay”, ông Ngai lý giải.

Bên cạnh học phí, còn có nhiều khoản thu ngoài học phí, trong đó có khoản thu quy định và khoản thu xuất phát từ nhu cầu của từng trường. Ông Ngai đề xuất Sở GD&Đ cần phải quản lý chặt chẽ các khoản thu trên, tránh tình trạng lạm thu. Những trường hợp cố tình vi phạm cần phải xử lý nghiêm. 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật