Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Nga kiếm lợi lớn nhờ khí đốt

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Khủng hoảng năng lượng châu Âu khiến giá khí đốt tăng cao đã khiến doanh thu từ xuất khẩu khí đốt của Nga vượt qua thu nhập từ dầu mỏ.
Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Nga kiếm lợi lớn nhờ khí đốt
Khủng hoảng năng lượng châu Âu với giá khí đốt tăng cao kỷ lục đã giúp Nga thu được nguồn lợi lớn

Theo giới chuyên gia năng lượng Nga, khí đốt đã trở nên quan trọng hơn dầu thô trong bối cảnh giá gas tăng chưa từng có ở châu Âu và chu kỳ tăng giá kéo dài tới hơn nửa năm, bắt đầu từ mùa thu năm 2021.

Theo số liệu công bố của các cơ quan năng lượng và quản lý xuất-nhập khẩu Nga, Trong quý 4 năm 2021, giá trị xuất khẩu khí đốt của nước này trong hơn một thập kỷ qua đã lần đầu tiên vượt quá giá trị xuất khẩu dầu, tăng từ 18,5 tỷ USD lên con số 20,8 tỷ USD.

Tính trung bình từ lúc bắt đầu mùa thu, khi nhu cầu sưởi ấm tăng lên, giá khí đốt ở châu Âu đã đắt hơn bốn lần so với mùa xuân, do nhu cầu vượt quá nguồn cung, khiến khối lượng xuất khẩu khí đốt của Nga cũng tăng lên.

Tính theo quý, tổng lượng xuất khẩu khí đốt đã tăng 1,6 lần, trong khi dầu và các sản phẩm từ dầu chỉ tăng một phần trăm.

Tình hình tương tự cũng được ghi nhận cách đây đã gần 15 năm, vào thời điểm quý 4 năm 2008, khi lượng dầu xuất khẩu tính bằng tiền giảm 42%. Nguyên nhân khi đó là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng đến nhu cầu đối với các sản phẩm xăng dầu.

Theo kết quả củ‌ּa qu‌ּý 4 năm 2021, nguồn cung cấp khí đốt ra nước ngoài chiếm 14% thu nhập xuất khẩu của Nga, tức là cứ 7 dollars thì có 1 dollars thu được từ khí đốt.

Tổng cộng vào cuối năm, giá trị xuất khẩu khí đốt của Nga đã tăng 2,1 lần so với năm 2020 (54,2 tỷ so với 25,7 tỷ USD), trong khi xuất khẩu dầu chỉ tăng 52% và các sản phẩm từ dầu tăng 51%.

Được biết, giá khí đốt giao sau ở châu Âu sau một chu kỳ tăng-giảm lại đang tiếp tục xu thế tăng rõ rệt. Vào hôm 21/12/2021, giá khí đốt giao sau cho tháng 01 năm 2022 đã nhanh chóng vượt mốc 2.000USD/1.000m3, lên tới 2.200 USD, lần đầu tiên đạt tới một con số kỷ lục này trong lịch sử.

Vào mùa thu năm ngoái, giá khí đốt cũng nhiều lần leo lên mức gần 2.000 USD/1.000m3 rồi lại giảm xuống mức trên 1.000USD.

Vòng xoáy dịch chuyển này rất có hại đối với người dân các nước châu Âu khi họ phải chịu mức giá tiêu dùng cắt cổ nhưng lại mang đến nguồn lợi rất lớn cho các nhà cung cấp năng lượng, ví dụ như Nga, nước chiếm gần 40% thị phần khí đốt của châu Âu.

Theo các chuyên gia năng lượng, nếu tuyến đường ống dẫn khí đốt xuyên Baltic sang Đức mang tến “Dòng chảy phương Bắc-2” (Nord Stream 2) của Nga với công suất 55 tỷ m3 mỗi năm được đưa vào vận hành trong thời gian tới thì Nga sẽ còn thu được lợi nhuận cao hơn nữa.

Ngoài châu Âu, Nga cũng đang kiếm lợi lớn nhờ bán khí đốt cho các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, bởi mức giá khí đốt ở châu lục này cũng dã tăng lên gấp 5 lần so với nửa năm trước.

Trước đây, chính quyền Moscow đã nhiều lần tuyên bố sẽ cải tổ cơ cấu của nền kinh tế, dịch chuyển sang một nền kinh tế tri thức và khoa học công nghệ, giảm sự phụ thuộc của đất nước vào xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt. Tuy nhiên, với nguồn lợi lớn thu được từ xuất khẩu năng lượng và tỷ trọng GDP được công bố, xem ra Nga khó có thể cưỡng lại sức hút của những “mũi khoan ra tiền”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật