Tiếp nhận điều trị hơn 100 người bị rắn cắn, có trường hợp t‌ử von‌g

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thời gian gần đây, bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên (Đắk Lắk) liên tục tiếp nhận và điều trị cho nhiều bệnh nhân bị rắn độc cắn.
Tiếp nhận điều trị hơn 100 người bị rắn cắn, có trường hợp t‌ử von‌g
Một bệnh nhân tại bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên phải cắt bỏ chi tay do điều trị bằng phương pháp đắp lá khi bị rắn cắn.

Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk đang bước vào mùa thu hoạch cà phê nên người dân rất dễ bị các loài rắn độc cắn vì thường xuyên ở trong rẫy. Đặc biệt trong 1 tháng vừa qua, bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đã tiếp nhận hơn 100 bệnh nhân nhập viện do rắn cắn với mức độ nặng, nhẹ khác nhau.

Nhập viện điều trị hơn một tuần nay vì bị rắn cạp nia cắn khi đang làm rẫy, bệnh nhân N.V.N (trú tại huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk) được gia đình đưa đi cấp cứu trong tình trạng suy hô hấp. Mặc dù đã được bệnh viện tận tình cứu chữa, nhưng bệnh nhân đã không qua khỏi.

May mắn hơn bệnh nhân N.V.N, bệnh nhân H.B.N (trú tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) bị rắn lục đuôi đỏ cắn. Sau khi được sơ cứu, người nhà lập tức đưa bệnh nhân nhập viện và được các bác sĩ nhanh chóng dùng huyết thanh kháng nọc rắn điều trị nên sức khỏe đã hồi phục và được xuất viện.

Theo BSCKII. Trịnh Hồng Nhựt, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực và chống độc, bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, vào mùa thu hoạch cà phê cũng như mùa mưa, rắn sinh sôi nay nở làm tăng nguy cơ tai nạn do rắn cắn đối với người dân. Loại rắn thường gặp là rắn lục đuôi đỏ và rất may mắn là đối với loại rắn lục này bệnh viện đã có huyết thanh giải độc nên tỷ lệ t‌ử von‌g đối với các bệnh nhân vào cấp cứu điều trị vì bị rắn lục đuôi đỏ cắn gần như không có. Tuy nhiên, đối với các loại rắn khác như cạp nong, cạp nia, rắn hổ… thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng bởi trên thị trường đang khan hiếm hoặc chưa sản xuất được huyết thanh kháng độc đối với các loại rắn này.

Cũng theo bác sĩ Nhựt, hầu hết các trường hợp bị rắn độc cắn, nọc độc sẽ gây liệt cơ, dẫn đến suy hô hấp, nếu không được cấp cứu, điều trị kịp thời nguy cơ t‌ử von‌g rất cao. Tuy nhiên, khi bị rắn cắn, người dân cần hết sức bình tĩnh, thực hiện sơ cứu đúng cách để không nguy hiểm đến tính mạng. Thực tế, có không ít trường hợp bệnh nhân khi nhập viện do sơ cứu không đúng cách, garo bầm tím tay gây ra nguy cơ hoại tử tay.

Bên cạnh đó, khi người dân sơ cứu không đúng cách, garo quá chặt và quá lâu, khi mở garo bệnh nhân dễ bị sốc phản vệ do nọc độc bị garo quá lâu, gây ứ máu, khi tháo garo các nọc độc ồ ạt lưu thông theo máu gây sốc đe dọa tính mạng bệnh nhân.

"Khi bị rắn cắn, có thể bệnh nhân chưa bị nguy hiểm nhưng do được sơ cứu sai khiến bệnh nhân có thể t‌ử von‌g hoặc gây ra các biến chứng về sau" - bác sĩ Nhựt nhấn mạnh.

Để sơ cứu đúng cách khi bị rắn cắn, người dân cần bình tĩnh nặn nhẹ vết rắn cắn, rửa vệ sinh sạch sẽ vùng bị cắn và lưu ý băng ép nhẹ nhàng để giữ vết cắn hạn chế cử động, hạn chế sự di chuyển của nọc độc chứ không phải garo thật chặt. Đồng thời, nhanh chóng đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được các y, bác sĩ đánh giá và điều trị kịp thời cho bệnh nhân bằng các huyết thanh.

Ngoài ra, người dân cần lưu ý nên tránh các trường hợp áp dụng kinh nghiệm dân gian chích hút nọc độc, đắp lá… dẫn đến cấp cứu muộn, hiệu quả của huyết thanh và thuốc điều trị sẽ bị giảm hoặc bệnh nhân bị nhiễm trùng gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật