Bà Nguyễn Phương Hằng livestream và câu hỏi tại sao có “pháp mà không hành”

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ông Nguyễn Đức Thọ, Chánh thanh tra sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh đã xác nhận phía đại diện của bà Nguyễn Phương Hằng đã mang theo giải trình do bà Hằng ký. Theo đó, bà Hằng cam kết sẽ không livestream có nội dung, phát ngôn xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác hay những ngôn từ gây không hay.
Bà Nguyễn Phương Hằng livestream và câu hỏi tại sao có “pháp mà không hành”
Ảnh minh họa

Một động tác rất có thiện chí của bà Nguyễn Phương Hằng, đó là ngừng cuộc livestream ngày 29.5 mà bà đã thông báo. Thế nhưng, sau đó bà Hằng vẫn tổ chức những buổi livestream khác.

Công dân có quyền làm những việc mà Pháp Luật không cấm, và đương nhiên không có quy định nào của Pháp Luật cấm livestream. Bà Nguyễn Phương Hằng có quyền livestream nếu bà muốn.

Luật không cấm livestream, nhưng khi livestream với nội dung vi phạm Pháp Luật thì cá nhân đó bị xử lý theo Pháp Luật.

Như thế nào là nội dung vi phạm Pháp Luật, đó là xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác, hành vi sỉ nhục, vu khống người khác.

Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm của công dân đã được Hiến định và luật hóa qua các quy định của Bộ luật Dân sự và Bộ luật Hình Sự, những Nghị định xử phạt hành chính.

Hệ thống Pháp Luật Việt Nam có đầy đủ các quy định để điều chỉnh các hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, làm nhục và vu khống người khác, từ phạt tiền cho đến phạt tù. Vậy thì cứ căn cứ vào các quy định của Pháp Luật mà xử những người vi phạm.

Trước tiên, những người bị xúc phạm danh dự, bị làm nhục, bị vu khống hãy tự bảo vệ mình bằng Pháp Luật. Ví dụ như trường hợp bà Nguyễn Phương Hằng, những nghệ sĩ nào, Hoài Linh, Đàm Vĩnh Hưng, Hồng Vân, Trịnh Kim Chi... nếu ai đó thấy mình bị xúc phạm danh dự thì khởi kiện.

Ngoài cá nhân, các cơ quan có thẩm quyền cũng có thể xử phạt một đối tượng livestream nếu như người đó nói sai sự thật, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia hoặc có những lời nói không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Nhưng xin lưu ý, luật là phải áp dụng đúng, phải có căn cứ, chứng cứ. Nếu áp dụng luật không đúng thì sẽ xâm phạm đến "quyền được nói" của công dân.

Thời gian qua, người livestream hay lên mạng xã hội tấn công người khác, làm nhục cá nhân, tổ chức, vu khống đưa hoang tin làm hại doanh nghiệp ngày càng nhiều là vì quá ít người bị xử lý theo Pháp Luật.

nạn nhân chỉ biết kêu ca, nhưng không mấy ai thực thi quyền công dân của mình. Cơ quan có thẩm quyền cũng chưa thẳng tay với các trường hợp tự tung tự tác có hành vi vi phạm Pháp Luật trên mạng. Có pháp mà không hành là vậy.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật