Các nước phương Tây sát cánh đối phó Nga

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Quan hệ giữa Nga với Ukraine và phương Tây trở nên căng thẳng hơn sau khi Moskva trục xuất nhân viên lãnh sự Ukraine tại St.Petersburg.
Các nước phương Tây sát cánh đối phó Nga
ãnh sự quán Ukraine tại St.Petersburg. Ảnh: Yandex

Ngày 17/4, Thủ tướng Andrej Babis và Ngoại trưởng Jan Hamacek của Cộng hòa Séc tuyên bố nước này sẽ trục xuất 18 nhân viên của Đại sứ quán Nga do nghi ngờ các cơ quan tình báo của Nga có liên quan tới một vụ nổ kho đạn của quân đội Séc vào năm 2014.

Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Ukraine cùng ngày thông báo một nhà ngoại giao cấp cao tại Đại sứ quán Nga ở Kiev phải rời khỏi Ukraine trong vòng 72 giờ.

Đây là động thái đáp trả của Kiev sau khi Moskva trục xuất nhân viên lãnh sự Ukraine tại St.Petersburg.

Phát biểu với phóng viên, Ngoại trưởng Hamacek cho biết Cộng hòa Séc sẽ trục xuất 18 nhà ngoại giao Nga được tình báo sở tại nhận diện là các đặc vụ của Cơ quan Tình báo quân đội Nga (GRU) và Cơ quan Tình báo đối ngoại Nga (SVR).

Theo ông Hamacek, 18 nhân viên Đại sứ quán Nga này phải rời khỏi Cộng hòa Séc trong vòng 48 giờ.

Theo Thủ tướng Cộng hòa Séc Andrej Babis, nguyên nhân dẫn tới quyết định này là do nghi ngờ các sỹ quan tình báo quân đội Nga có liên quan tới vụ nổ tại kho đạn dược ở Vrbetice (Cộng hòa Séc) vào năm 2014 khiến 2 công dân Séc thiệt mạng.

Phản ứng trước quyết định của Cộng hòa Séc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 17/4 tuyên bố Cộng hòa Séc "nhận thức rõ ràng" hệ quả của quyết định trục xuất 18 nhân viên Đại sứ quán Nga tại Praha.

Trong khi đó, người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại của Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Leonid slu‌tsky cho rằng việc Cộng hòa Séc liên hệ quyết định trục xuất các nhà ngoại giao Nga với sự kiện năm 2014 là không “thực tế”.

Theo ông slu‌tsky, bước đi của Cộng hòa Séc tác động nghiêm trọng đến quan hệ song phương, đồng thời cảnh báo Moskva chắc chắn sẽ có động thái đáp trả.

Cùng ngày 17/4, Bộ Ngoại giao Ukraine thông báo cho một nhà ngoại giao cấp cao tại Đại sứ quán Nga ở Kiev có 72 giờ, tính từ ngày 19/4, để rời khỏi Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine cũng bày tỏ "sự phản đối mạnh mẽ" đối với vụ Nga bắt giữ nhân viên lãnh sự Ukraine tại St. Petersburg Alexander Sosonyuk.

Trước đó cùng ngày, ông Sosonyuk bị lực lượng an ninh Nga bắt giữ trong một thời gian ngắn.

Theo Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB), ông Sosoniuk bị bắt giữ khi tìm cách tiếp cận thông tin từ các nguồn cơ sở dữ liệu thực thi Pháp Luật của Nga cuộc gặp một công dân Nga.

Tuyên bố nêu rõ: "Hoạt động này không phù hợp với tư cách của một nhà ngoại giao và chống lại Liên bang Nga. Nhà ngoại giao này sẽ bị xử lý theo luật pháp quốc tế".

Bộ Ngoại giao Nga thông báo ông Sosoniuk đã được thông báo rời khỏi lãnh thổ Nga trong vòng 72 giờ, bắt đầu từ ngày 19/4.

Trong một diễn biến khác, tờ Sunday Times trích dẫn các nguồn tin cấp cao của Hải quân Hoàng gia Anh cho biết, hai tàu chiến của Anh sẽ tới Biển Đen vào tháng 5 tới nhằm thể hiện tình đoàn kết giữa Anh với Ukraine và các quốc gia đồng minh trong khối quân sự NATO.

Theo đó, một tàu khu trục lớp Type 45 trang bị tên lửa phòng không và tàu chiến HMS Montrose lớp Type 23 sẽ rời nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Hoàng gia Anh ở Địa Trung Hải và đi qua eo biển Bosphorus vào Biển Đen.

Bên cạnh đó, các tiêm kích RAF F-35B Lightning và trực thăng săn ngầm Merlin sẵn sàng trên tàu sân bay HMS Queen Elizabeth để hỗ trợ các tàu chiến ở Biển Đen.

Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Anh cho hay, chính phủ Anh đang hợp tác chặt chẽ với Ukraine để theo dõi tình hình.

Trước đó, hôm 14/4, hải quân Nga đã bắt đầu tập trận ở Biển Đen với các bài tập bắn mục tiêu trên mặt đất và trên không. Cuộc diễn tập này nhằm kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu. Theo kế hoạch, cuộc diễn tập sẽ kết thúc sau 2 tuần.

Đến sáng 17/4, hai tàu chiến Alexander Otrakovsky và Kondopoga của Hải quân Nga đã đi qua eo biển Bosphorus ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) hướng về phía Biển Đen.

Một số tàu tuần duyên của Thổ Nhĩ Kỳ đã tháp tùng 2 tàu trên đi qua eo biển Bosphorus.

Những động thái trên diễn ra trong bổi cảnh căng thẳng ở khu vực biên giới Nga-Ukraine những ngày qua tăng nhiệt dẫn đến nguy cơ xung đột. Quân đội Nga đang tăng cường dọc biên giới và các cuộc đụng độ ở miền đông Ukraine giữa quân đội nước này và phe ly khai thân Nga đang gia tăng.

Mỹ và phương Tây cam kết ủng hộ Ukraine, trong khi Nga cáo buộc Mỹ và NATO đang muốn biến Ukraine thành “thùng thuốc súng” khi tăng cường viện trợ quân sự cho nước này.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật