Ếch đực ‘chung thủy’ với hai bạ‌n tìn‌h

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
BRAZILCác nhà khoa học phát hiện một loài ếch sống trong rừng Đại Tây Dương tuân theo chế độ đa thê, điều hiếm thấy ở động vật lưỡng cư.
Ếch đực ‘chung thủy’ với hai bạ‌n tìn‌h
Ếch đực Thoropa taophora sống theo chế độ đa thê. Ảnh: Fabio De Sa

.

Chế độ đa thê tồn tại ở động vật không xương sống, cá có xương, một số động vật 4 chi như thằn lằn, động vật có v‌ú và chim. Tuy nhiên, điều này không phổ biến ở động vật lưỡng cư. Nhóm nghiên cứu của nhà sinh vật học Fabio De Sa tại Đại học Bang Sao Paulo lần đầu tiên quan sát được một loài ếch sống theo chế độ này. Nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Science Advances hôm 12/8.

Ếch Thoropa taophora đực sống trong rừng Đại Tây Dương, Brazil, chung thủy với hai bạ‌n tìn‌h suốt mùa sinh sản. Nó chỉ giao phối với hai con cái, trong đó có một con chiếm ưu thế. Trong số những mẫu vật mà nhóm chuyên gia phân tích, 56%-97% nòng nọc là hậu duệ của con cái trội hơn.

Ếch cái chiếm ưu thế sẽ kíc‌h thí‌ch việc giao phối bằng cách đáp lại tiếng kêu tán tỉnh của con đực. Nó cũng tiếp cận con đực và với tư thế sẵn sàng. Trong quá trình này, con cái còn lại sẽ ngồi bất động ở một bên.

Ếch cái đôi khi cũng kíc‌h thí‌ch con đực bằng cách ăn trứng. Thông thường, ếch đực sẽ đuổi nó đi để ngăn chặn hành vi này. Nhưng đôi khi, với ếch cái chiếm ưu thế, con đực sẽ giao phối với nó, tạo ra những quả trứng mới mang gene của ếch cái.

De Sa cho rằng việc giới hạn mỗi ếch đực có hai con cái có thể do sự kén chọn của con cái. Ếch cái cố gắng chọn con đực và địa điểm sinh sản tốt nhất. Chúng sẽ không thay đổi sau khi tìm được bạ‌n tìn‌h phù hợp.

Chế độ đa thê mang lại lợi ích cho cả hai giới. Ếch đực cần ngăn những con đực khác sử dụng địa điểm sinh sản mà chúng vất vả chiếm được. Ngoài ra, có nhiều bạ‌n tìn‌h cũng giúp chúng đa dạng hóa vốn gene.

"Với ếch cái, việc có bạ‌n tìn‌h chất lượng và địa điểm sinh sản tốt dù phải chia sẻ với kẻ khác vẫn tốt hơn là bị đuổi ra và không tìm được con đực khác hoặc chỉ tìm được con đực kém cỏi", De Sa giải thích.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật