Người dân sông Mã đổi đời nhờ ép ‘cây xóa đói’ chín sớm

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhãn chín sớm giá thành cao gấp đôi, gấp 3 lần nhãn chính vụ, giúp cuộc sống người dân xã Nà Nghịu (huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) đã thay đổi, nhiều người đã thoát nghèo thành công.
Người dân sông Mã đổi đời nhờ ép ‘cây xóa đói’ chín sớm
Người dân Hưng Yên mang nhãn lên khai hoang ở Sơn La.

Xem Video: Người dân Sông Mã đổi đời nhờ “ép” nhãn chín sớm

Vào những năm 60 của thế kỷ trước, trong hành trang của những người Hưng Yên lên khai hoang vùng kinh tế mới Sơn La, có một giống cây đặc biệt – cây nhãn.

Nhãn chín sớm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cây nhãn đã gắn bó với người dân ở vùng đất sông Mã heo hút hàng chục năm nay. Lớp trầm tích hai bên bờ sông Mã, đất pha cát có độ mùn cao, khí hậu nóng ẩm lại rất phù hợp cho cây nhãn phát triển.

Quả nhãn ở đây có vị ngọt đậm đà, thanh khiết. Nhãn trở thành cây góp phần giúp đồng bào các dân tộc vùng cao huyện Sông Mã từng bước cải thiện cuộc sống. Ðã có lúc, bà con nơi đây gọi nhãn là “cây xóa đói, giảm nghèo”.

Năm nay, nhãn sớm ở Sông Mã, Sơn La được mùa.

Nếu trước kia mùa thu hoạch nhãn thường vào tháng 8 thì nay đã có các dòng nhãn chín sớm thu hoạch đầu tháng 7, nhãn chính vụ đầu tháng 8, nhãn chín muộn thu vào đầu tháng 9.

Bà con phân loại nhãn sớm, chọn quả đẹp để bán với giá cao.

Mức giá nhãn chín sớm đầu mùa hiện nay khoảng từ 30.000 đến 35.000 đồng/kg. Nhưng đến chính vụ, hi vọng rằng giá ổn định trong mức từ 15.000 đến 20.000 đồng/kg để bà con có thu nhập khá hơn.

Nhãn sớm Sông Mã có cùi dày, hạt nhỏ và ngọt dịu.

Ông Dương Tự Thanh- Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Toàn Thắng (bản Tây Hồ, xã Nà Nghịu, huyện sông Mã, Sơn La) chia sẻ: “Chúng tôi bắt đầu chuyển đổi trồng cây nhãn từ khi thành lập HTX năm 2015. Tổng diện tích của HTX hiện tại là 45 hecta, trong đó diện tích trồng nhãn chiếm 25 hecta, còn lại là diện tích cây xoài và bưởi. Toàn bộ diện tích trước đây trồng ngô, sắn giờ chúng tôi chuyển đổi sang trồng cây nhãn và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho bà con nông dân”.

Nhãn được trồng tập trung trên đồi, giúp nâng cao sản lượng.

“Ví dụ như năm 2019 các hộ gia đình trong HTX thu nhập bình quân khoảng 100-150 triệu đồng/năm, cao hơn so với thu nhập từ các loại cây trồng khác.

Năm nay thời tiết khắc nghiệt, nhưng với sự đầu tư, hỗ trợ của nhà nước áp dụng khoa học kĩ thuật thì sản lượng và chất lượng của quả nhãn cũng tăng hơn so với năm ngoái. Năm ngoái được 100 tấn, năm nay dự kiến tổng sản lượng khoảng 150 tấn”, ông Thanh chia sẻ thêm.

Bà con đồng bào dân tộc vùng sông Mã đổi đời nhờ cây nhãn.

Các thành viên HTX dịch vụ nông nghiệp Toàn Thắng đang tích cực tham gia quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tiếp tục đưa cây nhãn phát triển bền vững, giúp người dân giảm nghèo và vươn lên làm giàu.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật