Thở bằng mũi ngoại binh, thầy Park mất vui

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
V-League 2020 đã trải qua tám vòng đấu và như thường lệ, tốp cầu thủ ghi bàn hay nhất vẫn thuộc về các ngoại binh.
Thở bằng mũi ngoại binh, thầy Park mất vui
Tiến Linh là một trong những chân sút nội hiếm hoi ra sân và ghi bàn cùng . Ảnh: PHƯƠNG NGHI

Mấy mùa bóng gần đây, làng bóng Việt Nam tự đặt ra tốp vua phá lưới nội như để an ủi mình chứ thật ra chẳng có giải thưởng chính thức nào cả. 19 giải đấu chuyên nghiệp đã trôi qua, chỉ có Đặng Đạo và Hồ Văn Lợi từng đoạt ngôi vua phá lưới V-League, còn lại chưa có bất kỳ cầu thủ nội khác hơn ngoại binh ở khâu ghi bàn.

HLV Park Hang-seo chỉ mới có hơn hai mùa gắn bó với làng bóng Việt Nam đã nhìn ra sự thua thiệt của các tiền đạo nội khi tự ông thống kê có đến 90% chân sút ngoại trong 14 CLB. Họ hạn chế và giành suất chơi của đồng nghiệp nội kỳ cựu đã đành, tiền đạo trẻ gần như không có cửa ra sân.

Mặt tích cực của việc xuất hiện ngoại binh ở V-League là một động lực cho các cầu thủ Việt Nam dốc sức cạnh tranh và làm cho giải đấu đa dạng, hấp dẫn hơn. Còn mặt trái của nó như đánh giá của ông Park làm thui chột khả năng của tiền đạo nội và điều đó gây rất nhiều khó khăn cho các đội tuyển quốc gia tham dự các sân chơi quốc tế.

Tuy nhiên, CLB có quyền làm mọi thứ mà điều lệ giải không cấm. Nó dẫn đến cuộc chạy đua thành tích khi mọi đội bóng đều sống và thở bằng đội ngũ ngoại binh vốn là phần tất yếu của bóng đá chuyên nghiệp. Đó là chưa kể đến lực lượng ngoại binh nhập tịch và cầu thủ Việt kiều giờ cũng chiếm số lượng đáng kể. Họ không chỉ ghi bàn giỏi hơn mà khả năng hỗ trợ phòng ngự cũng ăn đứt cầu thủ nội.

Mùa giải 2020 vẫn không là ngoại lệ. Tốp 10 cầu thủ ghi bàn nhiều nhất không có tên cầu thủ Việt Nam. Những mùa gần đây, Văn Quyết trong đội vô địch Hà Nội thường nằm trong tốp 10, hay có thể là Minh Vương, Tiến Linh, Công Phượng, Văn Toàn... dù không phải giỏi nhất vẫn là niềm an ủi cho tiền đạo nội.

Cuộc chơi V-League càng khắc nghiệt thì những cái tên ngoại càng dễ tỏa sáng, đặc biệt ở hàng tiền đạo. Như đội dẫn đầu Sài Gòn hiện tại, có đến 7/10 bàn thắng là nhờ cặp “sát thủ” Geovane Magno và Pedro Paulo. Hay ở nhà đương kim vô địch Hà Nội, mỗi mình chân sút Rimario Gordon đã ghi 5 bàn thắng, nhiều nhất trong danh sách dội bom.

Rất nhiều tiền đạo ngoại là trụ cột mà nếu vắng họ, CLB sẽ lâm cảnh thoi thóp. SHB Đà Nẵng lệ thuộc Tanda và Akinade, HA Gia Lai là chân sút Chevaughn Walsh, Viettel có Bruno, cặp d‌a mà‌u Fagan và Lynch của Than Quảng Ninh... với mong muốn nhảy vào tốp 8 sau nửa mùa tranh vô địch.

Tương tự, các đội nhóm dưới cũng dựa dẫm ngoại binh hoặc đã nhập tịch như Nam Định phải có Đỗ Merlo, Hà Tĩnh nhờ Sousa, Quảng Nam dồn bóng cho Kebe, Hải Phòng là Mpande... để chạy trốn một suất rớt hạng.

Trong mọi hoàn cảnh, cầu thủ có gốc gác ngoại chính là những chiếc phao cứu sinh cho CLB, hoặc giúp đội bóng ghi điểm để tồn tại ở V-League. Chỗ dựa an toàn của CLB ngược lại làm ông Park mất vui.

Học trò ông Park ghi bàn không đều

Duy nhất là học trò ông Park nằm trong tốp 14 cầu thủ dội bom hàng đầu ở ghi 3-5 bàn thắng sau . Tuy nhiên, 2/3 bàn thắng của chân sút SHB Đà Nẵng là ghi từ chấm phạt đền. Còn có Xuân Nam của TP.HCM cũng ghi ba bàn từ trước mùa dịch COVID-19 và dạo gần đây bị tịt ngòi. Những chân sút khác mà ông thầy người Hàn Quốc rất kỳ vọng là , Phan Văn Đức, Tiến Linh, Văn Toàn... mới chỉ lác đác ghi 1-2 bàn, còn Quang Hải ảnh hưởng chấn thương chưa biết nổ súng. 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật