Minh chứng Mỹ chính thức bước vào thời kì hỗn loạn

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Quyết định đưa quân đội để “dẹp loạn biểu tình“ của ông Trump bất ngờ bị phản đối bởi 2 Bộ trưởng Quốc phòng.
Minh chứng Mỹ chính thức bước vào thời kì hỗn loạn
Bộ trưởng Mark Esper (đeo cà vạt) trò chuyện với Vệ binh Quốc gia tại thủ đô Washington ngày 1/6. Ảnh: Reuters.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm 3/6 đã đưa ra quan điểm đối lập với Nhà Trắng sau khi nói rằng ông không ủng hộ việc sử dụng quân đội để dập tắt cuộc biểu tình quy mô lớn trên toàn nước Mỹ, bùng phát sau cái chết của công dân d‌a mà‌u George Floyd.

Ông nhấn mạnh, lực lượng này chỉ nên được điều động với vai trò thực thi Pháp Luật như một phương án cuối cùng.

“Việc phải dùng tới lực lượng quân đội chính quy sẽ chỉ là giải pháp cuối cùng chỉ trong tình huống khẩn cấp và nghiêm trọng nhất. Hiện tại chúng ta không ở trong tình huống đó. Tôi không ủng hộ việc kích hoạt Đạo luật chống bạo loạn” - Bộ trưởng Mỹ nêu rõ.

Ông gọi vụ sát hại công dân d‌a mà‌u Floyd là “một tội ác khủng khiếp”, nhấn mạnh “nạn phân biệt chủ‌ng tộ‌c đang diễn ra ở Mỹ và tất cả chúng ta phải làm hết sức để ngăn chặn và xóa bỏ điều này”.

Không chỉ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Esper, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis cũng lên tiếng phản đối kế hoạch của ông Trump.

“Donald Trump là tổng thống đầu tiên trong cuộc đời tôi mà không cố gắng đoàn kết người Mỹ, thậm chí còn không tỏ ra là cố gắng làm như vậy. Thay vào đó, ông ấy đang chia rẽ chúng ta”, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis cho biết trong bài viết được tạp chí Atlantic đăng tải.

“Chúng ta đang chứng kiến những hệ quả của 3 năm lãnh đạo không chín chắn”, ông Mattis nói.

Ông Mattis cho biết ông cảm thấy “giận dữ và ghê sợ” khi chứng kiến các diễn biến trong tuần qua, trong bối cảnh Tổng thống Trump dọa triển khai quân đội để trấn áp các cuộc biểu tình B.L tại một số thành phố.

Theo ông Mattis, việc người biểu tình kêu gọi công lý bình đẳng là nhu cầu “chính đáng và phổ quát mà tất cả chúng ta nên ủng hộ”. Ông cũng chỉ trích quyết định sử dụng lực lượng an ninh để giải tán người biểu tình ôn hòa bên ngoài Nhà Trắng hôm 1/6 chỉ để “dọn đường” cho Tổng thống Trump đi qua và chụp ảnh gần một nhà thờ gần đó.

“Khi tôi nhập ngũ 50 năm trước, tôi từng tuyên thệ sẽ ủng hộ và bảo vệ Hiến pháp. Có nằm mơ tôi cũng không nghĩ rằng những người lính có chung lời thề đó, trong bất kỳ tình huống nào, lại được lệnh trấn áp các quyền được ghi nhận trong hiến pháp của người dân Mỹ, chưa nói đến việc phải dọn đường cho một vị tổng tư lệnh chụp ảnh một cách kỳ quặc với các lãnh đạo quân đội đứng bên cạnh”, ông Mattis bình luận.

“Chúng ta phải lên án và đòi các lãnh đạo chịu trách nhiệm nếu họ coi thường Hiến pháp của chúng ta”, cựu bộ trưởng Mỹ nói.

Chiếc máy bay trực thăng xuất hiện trong cuộc biểu tình ở Washington D.C. (Nguồn: popularmechanics.com)

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 1/6 đã tuyên bố sẽ triển khai quân đội Mỹ để “ngăn chặn B.L và khôi phục an ninh, an toàn tại Mỹ”.

Ông Trump cũng cảnh báo nếu lãnh đạo các bang không hành động để bảo vệ mạng sống và tài sản của người dân, ông sẽ điều động quân đội Mỹ giải quyết vấn đề thay cho họ, trong đó bao gồm cả việc kích hoạt Đạo luật chống bạo loạn (ra đời từ năm 1807), cho phép Tổng thống triển khai quân đội dẹp bỏ bạo loạn và khôi phục trật tự.

Tối 1/6, một máy bay trực thăng sơ tán y tế, mang biểu tượng của Hội Chữ thập Đỏ đã được điều động bay thấp trên đầu người biểu tình ôn hòa tại Washington D.C.

Chiếc máy bay này đã sử dụng sức gió của cánh quạt thổi vào người biểu tình, một chiến thuật nguy hiểm được quân đội sử dụng trong các tình huống chiến tranh để giải tán đám đông. Hành động trên bị dư luận chỉ trích mạnh mẽ.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đến hôm 3/6 cho biết đã ra lệnh điều tra chiếc trực thăng này. Chiếc máy bay do Lực lượng Vệ binh Quốc gia Washington DC quản lý, không thực hiện nhiệm vụ sơ tán y tế và di chuyển của nó có vẻ không an toàn.

Bộ trưởng Mỹ khẳng định: “Có những thông tin mâu thuẫn. Tôi nghĩ chúng ta cần để quân đội tiến hành điều tra để xem sự thật là gì.”

Những bình luận của quan chức lãnh đạo quân đội Mỹ lại nhận được sự đồng tình của một số người ở Đảng Cộng hòa.

Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa Mitt Romney ngày 3/6 bày tỏ hy vọng Tổng thống sẽ lắng nghe quan điểm của Bộ trưởng Esper: “Tôi nghĩ Bộ trưởng có quyền bày tỏ quan điểm của ông. Tôi hy vọng Tổng thống sẽ sẵn sàng lắng nghe quan điểm của những người khác và xem xét chúng khi đưa ra quyết định”.

Thượng nghị sỹ Cộng hòa Moore Capito, bang Tây Virginia cho biết, bà vui mừng vì ông Esper đã “đưa ra quan điểm của mình” về Đạo luật chống bạo loạn. “Bộ trưởng Quốc phòng cần có khả năng bày tỏ ý kiến và đó là những gì ông đã làm”, bà Moore Capito nói.

Trong khi đó, Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Mac Thornberry thuộc Ủy ban Quân vụ hạ viện Mỹ cho biết, ông tin tưởng vào ông Esper trên cương vị là Bộ trưởng Quốc phòng.

Theo Hạ nghị sĩ Thornberry, nếu Tổng thống Trump tiếp tục đe dọa kích hoạt Đạo luật chống bạo loạn, một động thái mà ông Esper cho là không cần thiết trong tình hình hiện nay, khả năng là ông Esper và Tướng Mark Milley sẽ ra điều trần trước Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ.

“Tôi lo ngại với tình huống hiện tại, các quân nhân của chúng ta sẽ dễ rơi vào một cuộc khủng hoảng chính trị trong nước. Các cuộc thảo luận về Đạo luật chống bạo loạn có thể biến họ thành những con tốt về chính trị" - ông Thornberry nhấn mạnh.

Trước tuyên bố của ông Esper, ông Trump dường như đã muốn rút lại ý định sử dụng đạo luật song người đứng đầu nước Mỹ coi đây là những lời nói chứa đựng "sự yếu ớt".

Giới quan sát nghi ngờ về khả năng ông Esper không thể có được tín nhiệm của Tổng thống trong thời gian ngắn nữa.

Tổng thống Mỹ sử dụng tình huống làm chiến dịch tranh cử?

Ông Donald Trump muốn thu hút sự quan ngại của đa số da trắng đã giúp ông đắc cử năm 2016. Còn đối với Joe Biden, vấn đề là không làm thất vọng một cộng đồng đã đóng góp lớn cho chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử sơ bộ.

Biểu tình tăng cơ hội cho ông Trump?

Donald Trump quay lại với chiến lược tiến công quen thuộc. Ngoài Trung Quốc bị ông cáo buộc chịu trách nhiệm gây ra 100.000 cái chết với đại dịch virus corona, ông còn đả kích "Antifa", phe cực tả đã cổ súy cho B.L sau các cuộc biểu tình.

Ông Trump đã viết trên Twitter câu khẩu hiệu tranh cử: "Luật pháp và trật tự" như muốn sử dụng sự chú ý trong vấn đề nóng bỏng này.

Về phía ông Joe Biden - đối thủ tranh cử của ông Trump tại Đảng Dân chủ - chỉ đưa ra lời kêu gọi hòa dịu. Ô

ng Joe Biden còn gây tranh cãi khi nói với một người da đen rằng: "Nếu bầu cho Trump thì bạn không phải là người da đen" nhằm thể hiện sự ủng hộ với phong trào biểu tình hiện nay.

Nhưng câu nói có phần "thái quá" này đã gây bất bình ngay trong đảng Dân Chủ.

Có quan điểm cho rằng, cuộc biểu tình có lẽ sẽ không hoàn toàn là bất lợi cho ông Trump.

Đề cập tới các cuộc biểu tình, Rudy Giuliani, cựu Thị trưởng New York, một trong những tiếng nói ủng hộ Trump nhiệt thành, cho rằng những thành phố do đảng Dân chủ điều hành đã phải hứng chịu "thiệt hại hàng trăm triệu USD tài sản".

Ông đồng thời tuyên bố "Đây là tương lai nếu mọi người bầu cho phe Dân chủ".

Biểu tình tại Minneapolis, nơi thống đốc và thị trưởng đều thuộc đảng Dân Chủ, đã thất bại trong việc bảo vệ dân: máy ATM trong một siêu thị bị phá hủy, một cửa hàng rượu bị lấy sạch hàng hóa và đốt cháy, một tiệm giặt bị cướp ngay thanh thiên bạch nhật… Tổng đài điện thoại của cảnh sát không còn trả lời, cư dân bèn tổ chức luân phiên canh gác ngày đêm.

Có đến 90% người dân tại Minneapolis bầu cho Đảng Dân Chủ, nhưng nay họ giận dữ tố cáo lãnh đạo ở đây. Một người thổ lộ, các cuộc biểu tình dù chính đáng đã giúp cho các phần tử xấu gieo rắc hỗn loạn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật