Sau khi bị gia đình tịch thu điện thoại, bé 14 tuổi phải điều trị tâm lý kéo dài vì nghiện YouTube

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau khi bị gia đình tịch thu điện thoại, bé trai liên tục nhịn ăn sáng, để dành tiền mua điện thoại do nghiện xem YouTube.
Sau khi bị gia đình tịch thu điện thoại, bé 14 tuổi phải điều trị tâm lý kéo dài vì nghiện YouTube
Bé trai nhịn ăn sáng để dành tiền mua điện thoại do nghiện xem YouTube. Ảnh minh họa: Lifewire.

Xem Video: Khi con trẻ “nghiện” điện thoại

//

Mới đây, chuyên viên tâm lý Phùng Thị Lụa, khoa Tâm lý, bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), cho biết các chuyên viên tâm lý tại đơn vị này vừa tiếp nhận tư vấn, điều trị tâm lý cho bệnh nhi 14 tuổi, ngụ TP.HCM, bị nghiện điện thoại.

Trò chuyện với chuyên viên tâm lý, bé trai cho biết đã sử dụng điện thoại xem YouTube hơn hai năm nay. Trước đây, bé được tặng một chiếc điện thoại để sử dụng nhưng đã bị cha mẹ tịch thu.

Trong thời gian không có điện thoại, ở trường, bé thường xuyên mượn điện thoại của bạn bè để xem YouTube và chơi game vài phút cho “đỡ ghiền”. Thời gian gần đây, bé liên tục nhịn ăn sáng, tìm cách dành dụm tiền để mua một chiếc điện thoại mới.

“Khi hỏi bé có thể ít sử dụng điện thoại được không, bé trả lời "không" ngay lập tức. Thậm chí, bé còn chấp nhận nghỉ học vì kết quả học tập quá sa sút, không thể theo kịp bạn bè”, chuyên viên Lụa nói.

Gia đình bệnh nhi cho biết cũng vì điều này mà bé thường xuyên mâu thuẫn, cãi lời cha mẹ. Việc học tại trường cũng ngày một sa sút, kết quả học tập đi xuống. Bé cũng ít tham gia các hoạt động xã hội mà lại thích ở nhà xem điện thoại nhiều hơn.

Theo chuyên viên Lụa, bệnh nhi này khá phức tạp. Bé cần được điều trị tâm lý trong thời gian dài để cai nghiện điện thoại hiệu quả. Đồng thời, chuyên viên sẽ giúp bé nhận thức và giải quyết xung đột giữa cha mẹ và con cái. Về trường hợp này, chuyên viên Lụa cho biết em phải kết hợp với chuyên khoa tâm thần nhi mới có thể chữa dứt điểm. 

Trẻ xem điện thoại từ 7-8 giờ/ngày có thể gặp các vấn đề tâm lý. Việc xem điện thoại quá nhiều khiến hệ xương, mắt, thần kinh của trẻ ảnh hưởng nặng nề. Thậm chí, trẻ nghiện điện thoại và gặp các vấn đề tâm lý sẽ nảy sinh mâu thuẫn, xung đột với cha mẹ, hãy cãi lời.

Nguy hiểm hơn, trẻ nhỏ đang hình thành nhận thức, khi xem các video trên mạng rất dễ học theo, dẫn đến các hành vi nguy hiểm.

chuyên viên tâm lý Phùng Thị Lụa khuyến cáo cha mẹ nên dành thời gian trò chuyện, tạo sự gần gũi cho trẻ. Đối với YouTube, cha mẹ nên cho trẻ xem có thời lượng và những video mang tính chất giáo dục.

Đối với trẻ v‌ị thà‌nh niê‌n, cha mẹ nên dành nhiều thời gian quan tâm, giám sát trẻ. Nếu trẻ làm sai, người lớn nên nhẹ nhàng trao đổi hoặc phạt bằng cách nào đó, không nên đánh trẻ.

Khi thấy trẻ có các dấu hiệu tâm lý bất thường, phụ huynh nên đưa con đến các cơ sở y tế chuyên khoa tâm lý để được hỗ trợ, điều trị sớm cho trẻ.

 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật