Sự thật chết chóc trên hành tinh ‘song sinh’ quay sát trái đất

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một số nghiên cứu gần đây cho rằng còn có một hành tinh xanh khác từng hiện diện bên cạnh trái đất. Nhưng các bằng chứng mới cho thấy đó có thể là “phiên bản địa ngục“.
Sự thật chết chóc trên hành tinh ‘song sinh’ quay sát trái đất
Sao Kim có thực sự là một hành tinh xanh giống trái đất? - ảnh đồ họa từ NASA

Nhóm nghiên cứu từ viện Mặt trăng và Hành tinh (LPI – Mỹ) đã tìm được bằng chứng về những "dòng sông địa ngục" trên Sao Kim, bác bỏ giả thuyết về một hành tinh từng xanh tươi như trái đất mà nhiều nhà khoa học khác theo đuổi gần đây.

Cụ thể, họ đã xác định được những thứ được tìm thấy trên cao nguyên Ovda Regio của Sao Kim không phải đá granit như suy nghĩ trước đây, mà là đá bazan.

Nhóm nghiên cứu phần nào đồng tình với các bằng chứng trước đó rằng Sao Kim từng có hoạt động kiên tạo mảng sôi động như trái đất, cao nguyên này cũng được hình thành giống kiểu trái đất – tức các mảng kiến tạo bị ép vào nhau, nhô lên thành núi đồi. Và vì thế, bản chất của cao nguyên này có thể là đại diện cho những thứ từng hiện diện trên đa phần bề mặt Sao Kim. Đó không phải là những sông, suối, đại dương ngập đầy nước. Mà đó là dung nham, thứ tạo nên đá bazan khi bị làm lạnh.

Vì vậy có thể nói, nếu có chất lỏng nào từng chảy trên Sao Kim, đó chỉ là những dòng dung nham nóng bỏng.

Nghiên cứu do tiến sĩ Allan Treiman dẫn đầu, vừa công bố trên tạp chí khoa học Journal of Geophysical Research: Planets.

Đầu năm nay, một số khoa học gia đã đưa ra các bằng chứng cho thấy trong thời nguyên thủy của Hệ Mặt trời, Sao Kim cũng từng có các đại dương giống trái đất và một môi trường thuận lợi cho sự sống.

Nổi bật nhất là nghiên cứu từ Trung tâm Bay Không gian Go‌ddard của NASA, công bố tại Hội nghị Khoa học Mặt trăng và Hành tinh 2019, cho thấy Sao Kim từng quay nhanh hơn hiện nay rất nhiều, với bề mặt chủ yếu là đại dươi như trái đất. Nhưng qua thời gian, nó bị lực hấp dẫn từ mặt trời tác động qua mạnh, dẫn đến thủy triều dữ dội làm chậm quá trình quanh của hành tinh. Từ đó các đại dương bốc hơi hết, Sao Kim dần trở nên nóng bỏng và chết chóc.

Sao Kim là hành tinh thứ 2 tính từ mặt trời nhưng với nhiệt độ 462 độ C, hiện nó nóng hơn cả hành tinh gần nhất là Sao Thủy.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật