Lâm tặc “chào thua” chốt canh giữ rừng của người dân

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bức xúc trước cảnh rừng bị tàn phá mỗi ngày một nhiều, người dân làng Hà Ri (xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định) đã tự lập tổ bảo vệ, chung tay truy đuổi những kẻ phá rừng.
Lâm tặc “chào thua” chốt canh giữ rừng của người dân
Anh Kiều nhận điện thoại từ những thành viên khác đang tuần tra trong rừng.

Nhờ vậy, khu rừng của làng vẫn luôn giữ được màu xanh tươi. Điều đáng mừng là hàng chục thành viên trong tổ trước đây từng phá rừng trái phép thì nay tích cực tham gia công tác bảo vệ rừng và đã không ít lần làm cho đám lâm tặc phải “bỏ của chạy lấy người”.

Lập chốt canh rừng 24/24h

Tổng diện tích rừng tự nhiên của làng Hà Ri là 618ha từ khu vực suối Tà Má (thuộc làng Hà Ri) đến khu vực suối nướcTấn (thuộc thôn Vĩnh Thọ, xã Vĩnh Hiệp). Với nhiều lâm sản quý như: chò, muồng, hương, cà te…, rừng nơi đây từng trở thành miếng mồi béo bở của đám lâm tặc.

 Clip: Lâm tặc phá rừng pơ mu “diễn” lại tội ác

//

Những cây to bị đốn ngã, hệ sinh thái rừng bị đảo lộn, lực lượng chức năng mỏng vẫn gồng mình đối phó với nạn phá rừng trái phép. Bức xúc trước thực trạng rừng bị tàn phá, ngày 1/6/2015, dân làng Hà Ri đã xin phép chính quyền cho lập tổ, lập chốt bảo vệ rừng. Lúc đầu tổ chỉ có 30 thành viên,sau đó dân trong làng ủng hộ nhiệt tình,số thành viên hiện lên tới trên 100 người.

Sau khi thành lập, các thành viên bắt đầu chia ra thành từng tổ nhỏ gồm 3 người. Mỗi tổ sẽ thay phiên túc trực tại chốt canh gác rộng chừng 9m2, được dựng ngay con đường độc nhất dẫn vào rừng từ 7h ngày hôm trước đến 7h ngày hôm sau. anh Đinh Kiều (43 tuổi) túc trực tại chốt canh gác, cho biết: “Các thành viên trong tổ bảo vệ rừng của làng, ai cũng vậy, cơm thì ăn ở nhà, tối đói thì chế mì tôm nhưng chưa một ai vắng mặt tại chốt. Ai đến phiên mà bận việc gia đình hoặc ốm đau thì sẽ phải bố trí người thay thế.Từ ngày tham gia bảo vệ rừng, tôi biết được lợi ích của rừng nên căm thù bọn lâm tặc.Tôi rất vui vì mình góp được một phần công sức nhỏ trong việc bảo vệ sự bình yên cũng như màu xanh của buôn làng”.

Ngoài canh gác, các thành viên này còn có nhiệm vụ đi tuần tra trong rừng. Trong quá trình làm nhiệm vụ, nếu phát hiện có hoạt động khai thác lâm sản trái phép, họ lập tức thông báo với lực lượng chức năng và chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Bên cạnh đó, họ còn tham gia chữa cháy nếu có. Theo ông Đinh Thái - Trưởng làng Hà Ri, làng sống được là nhờ rừng nên nhiều lần chứng kiến lâm tặc chặt phá rừng, người làng rất bức xúc, họ sống khôngyên.Vì vậy người làng đã bàn với nhau sẽ đứng ra giữ rừng.

Nhiệm vụ bảo vệ rừng không chỉ ở những cán bộ kiểm lâm mà cả dân làng. Chung tay góp sức thì mới mong giữ được rừng. “Hàng ngày, ngoài 3 thành viên thay nhau trực tại chốt canh gác cũng như đi tuần, quan sát, báo cáo tình hình, các thành viên khác trong tổ cũng luôn trong tư thế sẵn sàng hỗ trợ khi có tình huống khẩn cấp.

Bên cạnh đó, mỗi tháng, tổ bảo vệ rừng của làng sẽ họp lại để kiểm tra hoạt động, đề ra các biện pháp tháo gỡ khó khăn”, ông Thái cho biết. Nhờ công tác tuyên truyền, vận động cùng với việc thấy được lợi ích từ bảo vệ rừng nên nhiều người trong làng từng đi làm thuê cho lâm tặc hoặc trực tiếp khai thác gỗ trái phép đã từ bỏ chuyện làm ăn bất chính. Sau đó, họ quay về làm ăn chân chính, phát triển kinh tế gia đình và tham gia vào tổ bảo vệ rừng của làng.

Nửa đêm vào rừng bắt lâm tặc

Từ khi thành lập đến nay, tổ bảo vệ rừng của làng Hà Ri đã tham gia phát hiện hơn 20 vụ khai thác rừng trái phép, giao nộp cho chính quyền, ngành chức năng xử lý. Điển hình như vào tháng 9/2015, trong lúc đi kiểm tra, các thành viên của tổ phát hiện một nhóm đối tượng đang chặt trái phép những cây gỗ quý.

Sau đó, họ phối hợp với lực lượng kiểm lâm địa bàn đến ngăn chặn, thu được tang vật và bàn giao cho ngành chức năng 2,02m3 gỗ chò, chiều dài mỗi súc gỗ là 3,5m. Dù bận bịu với công việc mưu sinh hàng ngày nhưng hễ nhận được tin báo có lâm tặc đang chuyển gỗ từ trong rừng là các thành viên lập tức lên đường.

“Chuyện bỏ bữa hay nửa đêm đang ngon giấc lại bỏ vào rừng để bắt lâm tặc không còn xa lạ. Đó là nhiệm vụ chung nên không ai nề hà gì cả. Bắt được lâm tặc thì cái bụng mới yên tâm mà làm ăn sinh sống. Ai cũng hào hứng, cảm thấy vinh dự vì được chung tay góp một phần công sức vào công việc chung của cả cộng đồng”, anh Đinh Văn Giang (41 tuổi) cho biết.

Nước da rám nắng, đôi chân lội rừng tuần tra dẻo dai, những người đàn ông to khỏe trong làng như anh Kiều, anh Giang đứng trong tổ bảo vệ khiến lâm tặc phải chồn chân tháo chạy mỗi khi bắt gặp.

“Có hôm vừa đi rẫy về, ngồi vào mâm cơm thì điện thoại reo báo có lâm tặc đang chuyển gỗ từ trong rừng,tôi bỏ chén, gọi điện cho các anh em khẩn trương vào rừng. Khi các thành viên của tổ cùng lực lượng chức năng đến thì đám lâm tặc nghe động đã bỏ của tháo chạy”, anh Kiều cho biết.

Theo ông Thái, thành công lớn nhất là người dân ở đây ai cũng nhận thức được ý nghĩa của việc bảo vệ rừng, căm ghét cái xấu, lâm tặc tàn phá rừng. Họ bất chấp khó khăn, nguy hiểm và tìm mọi cáchđể giữđược rừng của làng. “Làng Hà Ri có trên 150 hộ gia đình, ngoài lập tổ, lập chốt bảo vệ rừng, hầu hết đều nhận khoán quản lý rừng. Thấy ý thức của người dân tốt vậy, tôi mừng lắm”, ôngThái nói.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật